HÌNH TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUAN ÂM TỰ TẠI
TS.Phạm Hữu Công – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP. HCM cho biết, điểm nổi bật của tượng nằm ở phần đầu và phần cánh tay. Phần đầu của tượng có búi tóc cao, được chạm khắc một vành miện hình cung chạy vòng quanh trán làm “nền” cho chiếc mũ hình tháp (jata) đội bên trên. Mặt trước của mũ jata có chạm nổi một hình tượng Đức Phật đang ngồi trong thế nhập đại định, đó là tượng Phật A Di Đà. Đây là một trong những yếu tố đồ tượng học xác định tượng Avalokiteśvara Đại Hữu cũng chính là tượng Bồ-tát Quan Thế Âm. Về phần cánh tay, được cho là điểm nổi bật, nằm ở ý nghĩa của các tùy vật trên bốn bàn tay tượng: “Tay phải trên cầm quyển sách, tay trái trên cầm chuỗi hạt, hai tay dưới đưa ra phía trước, tay phải cầm nụ sen và tay trái cầm bình nước cam lồ”, ông Công thuyết minh chi tiết. Theo đó, ý nghĩa biểu tượng của các pháp khí được giải thích:
– Quyển sách (pustaka) được ví như kinh điển của chư Phật mà Bồ-tát muốn truyền bá cho thế gian. Theo một số nhà nghiên cứu Phật giáo, quyển sách mà ứng thân Bồ-tát có bốn tay cầm là kinh Pháp hoa.
– Chuỗi hạt (aksamala) tượng trưng cho niệm niệm đại từ đại bi nối tiếp nhau không ngừng, tựa như hạt châu này xâu kết từng hạt châu khác, tạo thành chuỗi ngọc đại nguyện cứu khổ.
– Hoa sen (padma) không những là biểu tượng của sự tinh khiết, mà còn nói lên sức mạnh dứt trừ mọi dơ bẩn để tựu thành sắc đẹp và hương thơm trí tuệ. Hoa sen trên tay chưa nở như biểu thị “tánh Phật” vốn dĩ sẵn có trong chúng sanh (nhưng chưa hiển lộ), nên ai ai cũng là “vị Phật sẽ thành” như hoa sen sẽ nở.
– Bình cam lồ (kamandalu) biểu trưng cho chiếc bình thanh tịnh (tịnh bình) chứa nước cam lồ, là thứ nước trong mát hứng từ sương tinh khiết. Chữ “cam” nghĩa là ngọt, chữ “lồ” hay “lộ” tức là sương. Bồ-tát với chiếc tịnh bình đựng nước cam lồ giúp cho người đang bị bức bách hành hạ bởi cơn nóng khát của nhiệt não, của phiền lụy được thoát khổ và tươi vui trở lại. Theo ý niệm của cư dân Chăm-pa thời đó, bình cam lồ của Bồ-tát còn dùng để tẩy trừ những uế bẩn trần tục và thu phục yêu ma.
Đức Phật Quan Âm Bồ Tát. Như chúng ta biết, với văn hóa truyền thống của dân tộc. Hình tượng Bồ-tát Quan Thế Âm luôn được thể hiện qua hình tướng nữ nhân. Dân gian cũng gọi là Mẹ hiền Quan Âm. Như lý giải Hòa thượng Thích Thanh Từ – Viện chủ các thiền viện Trúc Lâm: “Ngài muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người mà không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương thâm thúy bao la. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì. Một khi nghe tiếng con kêu khóc. Mẹ buông bỏ tất cả để vội vàng chạy lại vỗ về con. Đức Quan Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu. Khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh. Ngài liền hiện thân đến an ủi vì thế gọi là Bồ-tát Quan Thế Âm – tức là lắng nghe âm thanh thống khổ cầu cứu của thế gian”. Quan Âm Tự Tại
- Chăm sóc khách hàng 24/7.
- Cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng và giá cả tốt nhất..
- Sản phẩm của Cơ sở Phước Vương được bảo hành trọn đời.
- Nhận đặt hàng theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước.
- Thời gian hoàn thành đúng tiến độ như cam kết.
“Cơ sở đá Mỹ Nghệ Phước Vương Nơi Khách Hàng Đặt Trọn Niềm Tin.”
Mọi chi tiết liên hệ:
Cơ sở đá Mỹ Nghệ Phước Vương
Địa chỉ: 275 Mai Đăng Chơn – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.
Điện thoại – Zalo – Viber : 0796671149Email: phuocvuong234@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Danglong93
Website: https://damynghenonnuocdanang.net
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mẫu Tượng Phật Bà Quan Âm Đá Đẹp Giá Rẻ
Ngày nay nhu cầu thỉnh Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá ngày càng tăng cao. Thờ tượng Phật Bà ...
Top 5 Tượng Quan Âm Ngự Long Bằng Đá Đẹp Nhất
Tượng Quan Âm Ngự Long thường được nhìn thấy nhiều nhất ở sân vườn của ...
Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát Đá Cẩm Thạch Nguyên Khối Đẹp
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được thờ cúng trong các chùa chiền và ...
Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá Non Nước Đà Nẵng
Tượng Phật Thích Ca bằng đá là sản phẩm tượng được rất nhiều các quý phật ...