Giới thiệu Tượng Thật Bát La Hán bằng đá

18 vị La Hán hay Thập Bát La Hán là một khái niệm quen thuộc, hình tượng nổi tiếng trong Phật giáo. 

Tại Việt Nam, có một số ngôi chùa lớn có đặt thờ tượng Thập Bát La Hán, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Tây Phương (Sơn Tây) qua bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của cố thi sĩ Huy Cận. 

Tuy nổi tiếng là thế song vì số lượng quá lớn, nên không phải Phật tử nào cũng thuộc tên của đầy đủ 18 vị cũng như ý nghĩa về các vị.

Vậy hãy cùng Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Long Đá tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !

1. Tọa Lộc La Hán – Tân Đầu Lô Tôn Giả  

Tượng Toạ Lộc La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Dá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Toạ Lộc La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Tọa Lộc La Hán có tên là Tân – đầu – lô – phả – đọa (Pindola Bharadjava) xuất thân từ dòng Bà-la-môn, đây là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền.

Ngài thích xuất gia, vì thế đã rời bỏ những gấm vóc nơi triều đình để về núi tu tập.

Cuối cùng, ngài đã đắc đạo thành chứng Thánh quả, cưỡi hươu về triều đình để có thể khuyến hóa nhà vua.

Cách ngài ngồi trên lưng hưu thong dong, cũng đã chứng minh cho những ngày khổ công tu thành chánh quả.

Chính vì thế, ngài được tặng danh hiệu là La Hán cưỡi hươu, còn gọi là La Hán Tọa Lộc.

2. La Hán Khánh Hỷ – Già La Già Phạt Tha Tôn Giả

Tượng La Hán Khánh Hỷ bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Dá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng La Hán Khánh Hỷ bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Theo Pháp Trụ Ký, Khánh Hỷ là vị La Hán thứ 2 có tên là Ca-nặc-ca-phạt-tha.

Với nụ cười phúc hậu, ngài là hiện thân của

  • việc giáo dục đối nhân xử thế
  • lòng từ bi và biết hướng thiện
  • nhắc nhở con người cần giữ lấy thân, miệng để không sa vào thù hận, giận hờn.

3. Cử Bát La Hán – Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả

Tượng Cử Bát La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Cử Bát La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả (Kanakabharadvaja) là đệ tử được Đức Phật giao nhiệm vụ đi giáo hóa thế gian tại vùng Đông Thắng Thần Châu.

  • Tại đây, Ngài đã hóa duyên được cho nhà vua nước Tăng-già-la ở biển Nam Hải
  • Nhờ dùng phép thần thông hóa thân thành Bạch Y đại sĩ xuất hiện trong chiếc gương của nhà vua.
  • Biết là phép lạ của Ngài, nhà vua từ đó hết lòng tin tưởng Phật pháp.

Điểm đặc biệt là khi đi hóa duyên ,Ngài thường mang theo một cái bình bát để khất thực nên được gọi là Cử Bát La Hán.

4. La Hán Thác Tháp – Tô Tần Đà Tôn Giả

Tượng La Hán Thác Tháp bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng La Hán Thác Tháp bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

La Hán Thác Tháp là vị La Hán thứ 4 trong 18 vị La Hán.

Ngài có tên là Tô Tần Đà, là một người tu tâm rất nghiêm khắc, ít theo đức Phật ra ngoài, nhiệt tình nhưng rất ít nói, biểu thị đến việc giác ngộ không cần miệng lưỡi mà là tại tâm.

5. Tĩnh Tọa La Hán – Nặc Cự La Tôn Giả

Tượng La Hán Thác Tháp bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Tĩnh Toạ La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Tĩnh Tọa La Hán tên là Nặc – cù – la (Nakula). Ông được miêu tả đang ngồi xếp bằng trên phiến đá.

Theo truyền thuyết, hắn thuộc đẳng cấp Sát Đế Lợi, sức mạnh vô song, trên đời chỉ có chiến tranh và chém giết.

Khi Đức Phật xuất gia, Ngài đã chứng đắc quả vị A-la-hán trong tư thế ngồi.

Hình ảnh này có nghĩa là chỉ có con đường đúng đắn, ngồi thiền, quán chiếu trí tuệ, kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt giới luật thanh tịnh mới có thể đạt được sự bất di bất dịch.

Người tu theo đạo Phật phải tuân theo lời dạy của Đức Phật. Chỉ có đạo Phật chân chính mới thoát khỏi vô minh.

6. Quá Giang La Hán – Bạt Đà La Tôn Giải 

Tượng Quá Giang La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Quá Giang La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Quá Giang La Hán có tên là Bạt – đà – la (Bhadra) và còn gọi là Hiền, vì mẹ của Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền.

Theo truyền thuyết, Ngài là một người rất thích tắm và có thể tắm hàng chục lần mỗi ngày.

Khi những người khác đang làm việc khác, Ngài lại đi tắm, khi mọi người ngủ, Ngài tắm, năm sáu lần vào ban đêm.

Biết được điều này, Đức Phật dạy Đức Thế Tôn cách tắm. Tắm – không chỉ thanh lọc cơ thể, mà còn thanh lọc những uế trược trong tâm, gột rửa tham, sân, si và các tạp chất, thanh lọc tâm hồn.

Từ đó, Ngài tu theo và chứng đắc quả vị A-la-hán.

Như vậy, tượng của Ngài mang một ý nghĩa phản chiếu, cho thấy việc tắm Phật là một việc làm thiết thực và bổ ích.

7. Kỵ Tượng La Hán – Già Lý Già Tôn Giả

Tượng Kỵ Tượng La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Kỵ Tượng La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Kỵ Tượng La Hán có tên là Ca-lý-ca (Kalica), trước khi xuất gia tu tập Ngài làm nghề huấn luyện voi.

Khi Tôn giả chứng quả A-la-hán, đức Phật bảo Ngài ở lại quê hương để ủng hộ Phật Pháp.

Từ đó cái tên Kỵ Tượng La Hán đã gắn liền với ngài.

8. Tiếu Sư La Hán – Đốc La Phật Đa La Tôn Giả

Tượng Tiếu Sư La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá
Tượng Tiếu Sư La Hán bằng đá được chế tác tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Long Đá

Tượng Tiếu Sư La Hán có tên là Phạt – xà – phất – đa – la (Vajraputra).

Ngài được miêu tả là một người khá mạnh mẽ, trông dữ tợn như trước khi bỏ nhà ra đi. Trước khi rời nhà, Ngài làm nghề săn bắn.

Với thể lực cường tráng, Tiếu Sư La Hán có thể dùng một tay nâng voi, tóm lấy sư tử và ném nó đi xa 10m.

Sau khi xuất gia, ông chăm chỉ tu luyện, bên cạnh luôn có một con sư tử quấn quýt lấy mình, nên biệt hiệu của ông là Tiếu Sư La Hán.

9. Khai Tâm La Hán – Tuất Bác Già Tôn Giả

Tượng Khai Tâm La Hán bằng đá
Tượng Khai Tâm La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Ngài tên thật là Thú – bác – ca (Jivaka), từng được chứng kiến sự nhiệm màu của Phật qua việc chặt cây trúc dài để đo thân Phật, nhưng đo bằng cách nào thì thân Phật vẫn cao hơn một chút.

Dù đổi thang dài hơn, nhưng thân Phật vẫn cao hơn. Kể từ đó ngài khâm phục và bắt đầu xin quy y làm đệ tử.

Sau 7 năm khổ hạnh, thì Ngài cũng được chứng quả A-la-hán và có tên là Khai Tâm La Hán.

Tượng của ông được mô tả với phần ngực của mình để lộ ra tâm trí của Đức Phật.

Điều này ám chỉ niềm tin của ông vào sự bất tử, với Phật pháp thần kỳ là chân lý hàng nghìn năm.

Khi các Phật tử nhìn thấy bức tượng của Ngài, họ ngay lập tức hiểu được tầm quan trọng của niềm tin, nó có thể dẫn đến giác ngộ như thế nào.

10. Thám Thủ La Hán – Bán Thác Già Tôn Giả

Tượng Tham Thủ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Thám Thủ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Ngài tên là Bán-thác-ca (Panthaka), theo dịch thuật của Trung Hoa có nghĩa là Đại lộ biên sanh, hay còn gọi là sanh ở bên đường.

Hình tượng của ngài được khắc họa đưa hai tay lên rất sảng khoái của một vị La-hán sau cơn thiền định.

Điều này mang lại ý nghĩa rằng ngài đã giác ngộ, tinh tấn dõng mãnh khi tu tập theo Phật Pháp.

11. Trầm Tư La Hán – Hầu La Tôn Giả

Tượng Trầm Tư La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Trầm Tư La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Tên thật của ngài là La – hầu – la (Rahula).

Trầm Tư La Hán luôn nhẫn nhục, không thích tranh cãi, hơn thua với ai.

Ai phỉ nhổ hay đối xử độc ác cũng mặc kệ, bình tĩnh và lặng lẽ tu tập. Chính vì thế, Ngài được Đức Phật khen tặng tên Mật hạnh đệ nhất.

Trong 18 vị La Hán, ngài có tính trêu ghẹo người nhưng sau khi được Đức Phật giác ngộ, ngài trở trên nhẫn nhịn, khiêm trung, không sân si với đời.

Luôn bình thản, tự tại, lặng lẽ tu hành và được Phật khen tặng danh hiệu La Hán Trầm Tư

12. Khoái Nhĩ La Hán – Na Già Tê Na Tôn Giả

Tượng Khoái Nhĩ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Khoái Nhĩ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Khoái Nhĩ La Hán có tên thật là Na – già – tê – na (Nagasena) – ngài là một nhà sư tu luyện nhĩ căn.

Tượng của ông được mô tả là ngoáy tai. Mọi âm thanh lọt vào tai đều giúp biểu lộ bản chất của thính giác.

Do đó, Đức Phật đặt biệt hiệu cho Ngài là Khoái Nhĩ La Hán.

Hay nói một cách tổng quát hơn, người ta thường nói bằng một miệng và nghe bằng hai tai, và học cách lắng nghe.

13. Bố Đại La Hán – Yết Đà Tôn Giả

Tượng Bố Đại La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Bố Đại La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Tên của ngài là Nhân – yết – đà/Nhân – kiệt – đà (Angada)

Theo truyền thuyết, Bố Đại La Hán là một người bắt rắn ở Ấn Độ.

Hành động bắt rắn này là để giúp đỡ mọi người vì ở đây có rất nhiều loài rắn độc cắn chết người. Ngài tóm lấy chúng, bẻ hết nanh rồi thả lên núi.

Hình ảnh của Ngài được miêu tả là một người mập mạp, bụng phệ và đeo một chiếc túi vải to, bên cạnh là hóa thân của Bồ tát Di Lặc.

Hình ảnh này mang ý nghĩa sâu sắc về tấm lòng nhân ái cao cả của Người, giúp người giúp người.

Trong Phật giáo, lòng từ bi là trọng tâm của mọi lời thề.

 

14. Ba Tiêu La Hán – Phạt Na Bà Tư Tôn Giả

Tượng Ba Tiêu La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Ba Tiêu La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Ba Tiêu La Hán có tên là Phạt – na- bà – tư (Vanavasin)

Ngài được khắc họa với chân dung đang tọa thiền trên phiến đá lớn.

Theo truyền thuyết trong quá trình xuất gia, Ngài thường tu tập trong núi rừng, đứng dưới các cây chuối nên có tên là La Hán Ba Tiêu.

15. Trường Mi La Hán – A Thị Đa Tôn Giả

Tượng Trường Mi La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Trường Mi La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Tên thật của ngài là A – thị – đa (Ajita) thuộc Bà – la – môn nước Xá -vệ.

Theo truyền thuyết, khi Trường Mi La Hán được sinh ra, lông mày của Ngài rũ xuống, đó là dấu hiệu của việc Ngài đã xuất gia trong kiếp trước.

Sau khi Đức Phật xuất gia, Ngài tu tập thiền định và chứng đắc quả vị A-la-hán.

Sau khi đắc quả, ông thường được sử dụng trong dân gian.

Nhờ tuyên ngôn này của ông, nó đã giúp Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ.

Vì vậy, tượng của Ngài gắn liền với đức từ bi, đức độ, là niềm tin vào đạo Phật và là minh chứng sống động mà các phật tử noi theo.

16. Kháng Môn La Hán – Chú Đồ Thác Già Tôn Giả

Tượng Khánh Môn La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Khánh Môn La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Kháng Môn La Hán có tên là Chú – trà – bán – thác – ca hay Châu – lợi – bàn – đặc (Culla Patka).

Tượng Kháng Môn La Hán được miêu tả đang cầm một cây gậy với một chiếc chuông nhỏ treo trên đó.

Điều này đã được Đức Phật ban cho Ngài để giúp Ngài có thể bố thí mà không cần gõ cửa nhà người ta.

Nếu chủ nhân muốn cho thì chuông reo sẽ ra. Cây gậy nhỏ đã trở thành biểu tượng của Đức Ngài và là hình ảnh quen thuộc trong các hoạt động Phật sự.

17. Hàng Long La Hán – Già Diệp Tôn Giả 

Tượng Hàng Long La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Hàng Long La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Tên thật của ngài là Nan – đề – mật – đa – la (Nandimitra).

Bức tượng Hàng Long La Hán được miêu tả là một nhân vật rất mạnh mẽ đang chiến đấu với một con rồng.

Tương truyền, sau khi đảo quốc Sư tử bị Long Vương nhấn chìm, Tôn Giả đã thu phục một con rồng khổng lồ và được đặt tên là Hàng Long La Hán.

Ngài là một vị La Hán vĩ đại, hào phóng, trang nghiêm.

18. Phục Hổ La Hán – Di Lặc Tôn Giả

Tượng Phục Hổ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Phục Hổ La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối

Phục Hổ La Hán có tên thật là Đạt – ma – đa – la (Dharmatrata).

Sở dĩ ngài có tên là Phục Hổ là vì

Tượng của Ngài được miêu tả dũng mãnh và vững chãi vô song, ngồi trên lưng hổ, minh chứng cho sức mạnh của Phật pháp không gì có thể vượt qua được.

Ý nghĩa bộ tượng Thập Bát La Hán trong Phật giáo

Trong Phật giáo, hình tượng Thập Bát La Hán mỗi vị có thần thông và hình tướng khác nhau được thờ phụng với mục đích cầu an, hoá giải những nghiệp xấu, tiêu trừ phiền não, nhất tâm tu sửa thân tâm, tránh làm điều ác.

Thỉnh tượng Thập Bát La Hán hay 18 vị La Hán bằng đá đẹp nhất ở đâu?

Tượng Phật Đá Long Đá là cơ sở chế tác tượng Thập Bát La Hán bằng đá được Phật tử tứ phương, cả các Phật tử đang ở hải ngoại, đổ về để thỉnh những tôn tượng Phật đá tuyệt mỹ với mục đích cúng dường cho chùa, hoặc thờ tại cư gia.

Nếu quý Phật tử, quý trụ trì có nguyện thỉnh bộ 18 tượng La Hán về an vị tại chùa, cư gia, xin hoan hỷ liên hệ với Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Long Đá ngay nhé!

Với đội ngũ nghệ nhân lành nghề, tâm huyết, cùng sự uy tín, chuyên nghiệp

Cơ sở đá mỹ nghệ Long Đá tự tin đem lại cho quý khách những dịch vụ tốt nhất.

Thỉnh tượng Thập Bát La Hán  tại Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Long Đá, quý vị sẽ hoàn toàn hài lòng với chất lượng .

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.

CÔNG TY TNHH ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ LONG ĐÁ

Địa chỉ: Số 275 Mai Đăng Chơn – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

ĐT-ZALO-VIBER: 0796671149-0775457465

WEBSITE: https://tuongdatunhien.com/

WEBSITE: https://tuongdanonnuoc.net.vn/

WEBSITE: https://damynghenonnuocdanang.net/

Email: tuongphatlongda9999@gmail.com

Các sản phẩm của chúng tôi cam kết:

– 100% đá nguyên khối và hoàn toàn tự nhiên;

– Tuyệt đối Không phải là đá bộ, đá rời ghép thành nhiều mảnh, dễ rơi rớt;

– Sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ, đẹp mắt dưới bàn tay của Nghệ Nhân làng Đá Non Nước Đà Nẵng;

– Sản phẩm bền đẹp theo thời gian;

– Vận chuyển và lắp ráp trên Toàn Quốc;

– Chi phí hợp lý, phải chăng;

– Hoàn tiền 100% nếu sản phẩm bị sứt mẻ, không phải tự nhiên;

– Thời gian làm ra sản phẩm nhanh chóng;

Đặc biệt: ĐIÊU KHẮC THEO THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG!

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *