Ý Nghĩa Của Tượng Phật Đản Sanh

Đức Phật đản sanh mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không những Ngài đã thiết lập một xã hội bình đẳng, đem lại hòa bình cho nhân loại, mà còn hướng con người thoát khỏi khổ đau trầm luân trong sanh tử.

Ý nghĩa hình tượng Phật Đản Sanh

Lễ Đản Sanh là ngày lễ mừng ngày Đức Phật ra đời, là ngày Ngài bắt đầu thị hiện ở thế gian này để giáo hoá chúng sanh.

Tượng Đức Phật Đản Sanh là tượng thể hiện hình tướng khi ngài vừa mới sinh ra ở vườn Lâm Tì Ni, Ngài đã bước đi 7 bước, có 7 đoá sen dưới chân nâng gót chân Ngài. Khi bước 7 bước, một tay Ngài chỉ lên trời, 1 tay ngài chỉ xuống đất, dõng dạc cất cao tiếng Sư tử hống “Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn – Nhất thiết Thế gian, sinh lão bệnh tử”.

 

Câu này có rất nhiều cách hiểu, nếu không tường tận thì khó có thể hiểu hết ý của Như Lai. Như trong bài kệ khai kinh hay nói “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”.

PHẬT ĐẢN XANH BẰNG ĐÁ

Rất nhiều người khi nghe đến câu này đều cho rằng Đức Thế Tôn khi ra đời đã mạnh mẽ khẳng định trên trời, dưới đất, ta là tôn quý nhất. Và họ là sinh ra hồ nghi, vì họ cho rằng đạo Phật là đạo giải thoát, là phá trừ đi bản ngã (cái ta), mà Thế Tôn nói “Duy ngã độc tôn”, có phải chăng bản ngã lại quá cao?

 

Thực ra điều này Đức Phật đã giảng rõ trong kinh Trường A Hàm Quyển 1. Trong đó Đức Phật nói đây là câu nói thông lệ của các vị Phật khi thị hiện ở thế gian này. Từ vị Phật thứ nhất trong quá khứ ở thế giới Ta Bà là Tỳ Bà Thi Phật cho đến Phật Thích Ca khi thị hiện.

Chữ “Ngã” (Ta) trong câu này thực ra không phải nói về thái tử Tất Đạt Đa khi sinh ra, mà chữ “Ngã” ở đây đại diện cho tất cả chúng sinh ở thế giới ta ba này, từ cõi trời cho đến cõi người.

 

Ngã ở đây chính là Chân Ngã, là pháp thân thường trụ, bất sanh bất diệt, chẳng có quá khứ cũng chẳng có vị lai, là Chân tâm của tất cả chúng sanh. Phật và chúng sanh đều có chân như bản tánh bình đẳng, nhưng vì do vô minh che lấp, do phiền não, phân biệt chấp trước nên chúng sanh không thể nhìn thấy cái “Chân Ngã” tối thượng của chính mình, cho nên phải chịu sự thống khổ của sinh lão bệnh tử, của luân hồi khổ ải.

PHẬT ĐẢN SANH 

Chính vì vậy, các Đức Phật thị hiện ở thế gian này, với mục đích giúp chúng sanh tìm lại được cái Chân Ngã tối thượng đó, tìm lại được đức năng vô lượng trong tự tánh, giúp chúng sanh thoát khỏi luân hồi khổ đau, kiến tánh thành Phật.

 

Cho nên khi hiểu được ý nghĩa của tượng Phật Đản Sanh bằng đá (tượng phật sơ sinh bằng đá), chúng ta biết rằng mỗi ngày phải nỗ lực để tu hành, không phụ công ơn của Phật.

Ngày Lễ Đản Sanh có sự khác nhau một chút về lịch cụ thể, có thể do cách tính lịch khác nhau của các quốc gia. Các quốc gia theo Phật giáo Bắc Tông thường tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, hoặc trong tuần lễ Đản Sanh (từ 8/4 đến 15/4 âm lịch). Còn các quốc gia Phật giáo Nam Tông thì thường tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch.

PHẬT ĐẢN SANH BẰNG ĐÁ 

Thỉnh mua tượng phật đản sanh bằng đá ở đâu?

Đại đa số các trụ trì của các chùa lớn tại Đà Nẵng cũng như các khu vực toàn quốc điều tin tưởng và lựa chọn cơ sở chúng tôi làm đối tác cho những thiết kế và điêu khắc các tượng Phật đản sanh bằng đá lớn, nhỏ khác nhau để đặt trong chùa.

Phật tử có thể chọn thỉnh tượng đản sanh bằng đá về để cúng dường cho đền chùa để tích công đức..

Tượng Phật Đá Phước Vương luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi pho tượng ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

ĐỨC PHẬT SƠ SANH

Đức Phật Sơ Sanh Tay Phảy Hay Tay Trái Chỉ Lên Là Đúng Là Đúng

Trong kinh điển, sử Phật giáo xác định Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) sau khi đản sanh đi bảy bước, một tay chỉ đất, một tay chỉ trời, nhưng không nói rõ về chi tiết tay trái hay tay phải.

Việc chúng ta thấy rằng hiện có hai mẫu Thánh tượng Đức Phật sơ sanh ở hai tư thế tay khác nhau có thể lý giải như sau: Văn hóa Ấn Độ luôn xem tay phải là sức mạnh, biểu trưng cho quyền năng, sự công bằng, lẽ phải. Nên khi chế tác tôn tượng đản sanh với tay phải chỉ lên được xuất xứ từ đây. Một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản… cũng chịu ảnh hưởng quan niệm này.

Ngược lại, văn hóa Hoa Hạ xem tay trái là biểu hiện cho sức mạnh, quyền lực, sự tôn nghiêm của người trưởng thượng. Vì vậy, tôn tượng có thế tay trái chỉ lên trời có thể xuất phát từ ảnh hưởng của nền văn hóa này. Tại Trung Hoa, Việt Nam… chúng ta thấy có nhiều tôn tượng với tư thế tay trái chỉ lên và tay phải chỉ xuống, cũng trong ảnh hưởng đó.

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH

Trong xã giao ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy quy định trong vấn đề giao tiếp tại các sự kiện mang tính quốc tế, nhân vật quan trọng bao giờ cũng được sắp xếp ngồi phía bên trái. Điều này có thể lý giải do thổ nhưỡng, cũng như tập quán văn hóa và sự thuận tiện về cơ địa (quay bên trái sẽ thuận hơn).

“Có thể nói, trong quá trình hội nhập và phát triển, việc du nhập các sản phẩm văn hóa là việc tất yếu. Người Phật tử cũng cần có cách nhìn, nghĩ để biết và phân biệt được đâu là văn hóa chính thống, đâu là sự tiếp biến hay pha tạp giữa các nền văn hóa, để hòa nhập mà không bị hòa tan”, Thượng tọa nhấn mạnh.

TƯỢNG ĐẢN SANH BẰNG ĐÁ

Cơ sở đá Mỹ Nghệ Phước Vương

  • Chăm sóc khách hàng 24/7.
  • Cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng và giá cả tốt nhất..
  • Sản phẩm của Cơ sở Phước Vương được bảo hành trọn đời.
  • Nhận đặt hàng theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
  • Vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước.
  • Thời gian hoàn thành đúng tiến độ như cam kết.

Cơ sở đá Mỹ Nghệ Phước Vương Nơi Khách Hàng Đặt Trọn Niềm Tin.”

Mọi chi tiết liên hệ:

Địa chỉ: 275 Mai Đăng Chơn – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.

Điện thoại – Zalo – Viber : 0796671149Email: phuocvuong234@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/Danglong93

Website: https://damynghenonnuocdanang.net

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *