Ý Nghĩa Của Tượng Quan Âm

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Trong một năm có ba ngày vía Quan Âm là 19/02 ÂL, 19/06 ÂL, 19/09 ÂL. Mỗi ngày vía có một ý nghĩa riêng. Cụ thể là:

– 19/02: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm đản sinh.
– 19/06: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm thành đạo.
– 19/09: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm xuất gia.

TƯỢNG QUAN ÂM

Về sự ra đời của Bồ Tát Quan Thế Âm, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có kể trong kinh Bi Hoa rằng:

“Vào thời quá khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, vua và thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát.Mong thành Phật quả để phổ độ chúng sinh.Ngài liền thành Phật, hiệu là A Di Đà, chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Thái tử với công hạnh tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di đà tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc”.

TƯỢNG PHẬT QUAN ÂM

Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá  không chỉ là một trong Tam Thánh ở cõi nước Tây Phương mà Ngài có cơ duyên rất lớn với cõi Ta Bà của chúng ta. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Phật Thích Ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm: “Vị Bồ Tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát”.

BỒ TÁT QUAN ÂM

Trong kinh, đức Phật gọi Quan Âm là “thiện nam tử”. Nhưng chúng ta thường thấy hình ảnh Ngài là một vị nữ nhân mặc áo trắng. Không ít người vẫn đang thắc mắc: Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Đức Phật nói rằng Quan Thế Âm cứu khổ chúng sinh bằng cách hóa thân thành 32 tướng khác nhau để tùy ứng với hoàn cảnh. Ngài có thể là: thân Phật, Bích Chi, Thinh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, tiểu vương, trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà-la–môn, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, phụ nữ, đồng nam, đồng nữ, thiên, long, dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân Thần chấp Kim Cang.

TƯỢNG QUAN ÂM BẰNG ĐÁ

Sắm lễ cúng dường ngày vía Quan Âm

– Nên sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, đèn, oản phẩm, xôi chè.

– Không nên cúng dường các đồ ăn mặn như thịt, các món có tỏi, hành,…

– Hoa tươi lễ Phật như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…

– Hạn chế chọn các loại hoa dại, hoa tạp.

Chúng ta chỉ cần thành tâm hướng lễ bái tượng Quan Âm bằng đá là Phật ở trong tâm của mỗi chúng ta.

TƯỢNG PHẬT QUAN ÂM BẰNG ĐÁ

Nên làm gì trong ngày vía Quan Âm

Có rất nhiều Phật tử phát nguyện ăn chay, có người lên chùa lễ thờ tượng Quan Âm bằng đá. Cũng có Phật tử nguyện trì tụng chú Đại Bi, có người vì tưởng nhớ đến công đức của Bồ tát mà in ấn kinh, làm từ thiện, phóng sinh để tạo thêm phước lành. Những việc làm trên đều rất tốt. Nếu như không có điều kiện và không biết làm gì thì bạn cũng chỉ cần không tạo thêm tội, giữ tâm ý trong sạch, không nói điều ác, không làm điều ác, tha thứ bao dùng cho tất cả mọi người.

PHẬT QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Vẻ đẹp của tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá

Bình thanh tịnh biểu hiện cho sự giới đức vẹn toàn. Một người giữ được giới đức sẽ cảm thấy luôn an lạc và không điều gì gây phiền não, bận tâm. Chính vì tâm hồn thanh tịnh an lạc mới chứa được nước cam lồ – một loại nước thanh mát, ngọt ngào, đó là lòng từ bi. Lòng từ bi là tấm lòng vị tha, luôn thực hiện sứ mệnh mang đến hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sinh, không chỉ riêng ở loài người nhưng không sợ bất kỳ trở ngại nào. Nhưng lòng từ bi đó sẽ không phát huy tác dụng nếu được trang trải khắp mọi nơi. Vì thế cần được rưới bằng nhành dương liễu. Nhành dương liễu thì mềm mại nhưng không bị gãy.

TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BẰNG ĐÁ

Do đó, lòng từ bi được nuôi dưỡng từ những ai biết giữ giới đức và biết nhẫn nhục. Nếu không nhẫn nhục thì từ bi rất khó được phát huy triệt để. Lấy ví dụ như vào những ngày lễ lớn, chúng ta thường phát tâm Bố Tát mang gạo bố thí cho những người nghèo. Một số người nghèo lợi dụng đó mà kêu người thân đến lấy, thành ra một gia đình được nhận rất nhiều gạo. Cuối cùng những người phía sau chờ rất lâu nhưng không có. Họ tức chửi mình. Nếu như chúng ta không biết nhẫn nhục cho qua thì rất dễ sinh tâm tức giận và bất mãn công việc thiện lành này bởi phát tâm từ mà lại bị chửi.

Hình ảnh Quán Âm Thị Kính, hóa thân của Đức Quan Âm Bồ Tát cũng là một minh chứng về lòng nhẫn nhục và đại bi khi bị hàm oan đến ba lần nhưng không thanh bạch. Lần hàm oan cuối cùng đó là bị gán vào tội phạm giới luật khi có con với Thị Mầu. Nhưng vì khi ấy, Kính Tâm (tên của Bồ Tát khi tu) vì nhất quyết giữ một lòng với đạo Pháp, không muốn bị phát hiện là thân nữ nhi (vì xã hội bấy giờ không có chùa cho nữ đi tu) nên đã âm thầm chịu đựng oan trái. Lòng từ bi thể hiện khi Ngài cố gắng nhẫn nhục, chịu mọi tai tiếng để nuôi đứa trẻ không phải con mình, nhất quyết không vì lòng sĩ diện, sự trong sạch của bản thân mà bỏ rơi một đứa trẻ. Câu chuyên đó cho thấy nếu không có lòng nhẫn nhục thì từ bi không được trọn vẹn.

Nên làm gì vào ngày lễ vía tượng Quan Âm Bồ Tát?

Trong cuộc sống, ít nhiều gì chúng ta cũng được Quán Thế Âm cứu giúp nhưng không biết. Bởi những vị Bồ Tát thường bố thí ba la mật, nghĩa là bố thí mà không cho ai biết mình bố thí , không nghĩ mình đang bố thí. Vì thế, nhân ngày đản sinh Đức Quan Thế Âm, chúng ta phải tưởng nhớ công đức của Ngài, nhớ ơn hạnh nguyện sâu rộng của Ngài mà có thể dâng lên những bó hoa, những loại trái cây tươi tốt hoặc chỉ bằng một tấm lòng thành kính qua sự cúi lạy trước tượng Quan Âm bằng đá.

Không dừng lại ở đó, chúng ta còn phải nhớ đến hạnh từ bi, hạnh nhẫn nhục của Ngài mà noi gương, áp dụng trong cuộc sống. Luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân. Dù còn là phàm phu đầy rẫy sự tham, sân, si nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ. Mỗi ngày tập một chút, chúng ta sẽ cảm thấy tâm tính nhẹ nhàng và bình an, không cố chấp với lý sự ở đời và tự hào là một người con Phật chân chính. Đó chính là hạt giống Bồ Tát đã nảy nở trong lòng chúng ta.

TƯỢNG PHẬT QUAN THẾ ÂM BẰNG ĐÁ

Thỉnh Mua tượng Quan Âm bằng đá ở đâu?

Phật tử có thể chọn thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng đá kích thước lớn tầm 1m đến 2m để thờ tại gia là ổn. Bạn cũng có thể thỉnh tượng về cúng dường cho chùa.

Đến với Cơ sở đá Mỹ Nghệ LONG ĐÁ. Bạn sẽ được thoải mái lựa chọn mẫu mã sản phẩm. Mà mình mong muốn và yên tâm về chất lượng. Và điều quan trọng nhất đó là giá cả của các sản phẩm luôn hợp lý.

  • Chăm sóc khách hàng 24/7.
  • Cam kết mang lại những;sản phẩm chất lượng và;giá cả tốt nhất..
  • Sản phẩm của Cơ sở Long Đá được bảo hành trọn đời.
  • Nhận đặt hàng theo mẫu mã, kích thước khách yêu cầu.
  • Vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước.
  • Thời gian hoàn thành đúng tiến độ như cam kết.

Tượng Phật Long Đá luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *